Gia Đình Điệp Viên Movie 2

Gia Đình Điệp Viên Movie 2

Mẫu khuôn viên lăng mộ gia đình Lạc Hồng Viên có diện tích dao động từ 50m2 tới 100m2, có thể sử dụng cho 20 phần mộ khô (Cải táng – hỏa táng) hoặc 12 phần mộ tươi (Đào sâu chôn chặt một lần), phù hợp với gia đình có từ 3-4 thế hệ.

Mẫu khuôn viên lăng mộ gia đình Lạc Hồng Viên có diện tích dao động từ 50m2 tới 100m2, có thể sử dụng cho 20 phần mộ khô (Cải táng – hỏa táng) hoặc 12 phần mộ tươi (Đào sâu chôn chặt một lần), phù hợp với gia đình có từ 3-4 thế hệ.

Diện tích 50m2 của Nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên

Vị trí : Nằm ở đồi Mộc của Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên Hướng : Đông Nam – Nam – Tây Nam – Tây Bắc Có thể sử dụng cho tối đa 12 phần mộ khô (Cải táng – Hỏa táng) hoặc 6 phần mộ tươi (Đào sâu chôn chặt một lần) Tình trạng: Còn rất ít.

Hình ảnh thực tế dự án khuôn viên mộ khách hàng đã xây dựng:

Vị trí : Nằm ở đồi Kim của Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên Hướng : chủ đạo là Chính Đông Có thể sử dụng cho tối đa 12 phần mộ khô (Cải táng – Hỏa táng) Tình Trạng: Đã hết

Hình ảnh thực tế dự án khuôn viên mộ khách hàng đã xây dựng:

Vị trí : Nằm ở đồi Kim – Hỏa – Thổ của Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên Hướng : Đủ các hướng Có thể sử dụng cho tối đa 20 phần mộ khô (Cải táng – Hỏa táng) hoặc 10 phần mộ tươi (Đào sâu chôn chặt một lần) Tình trạng: Còn

Hình ảnh thực tế dự án khuôn viên mộ khách hàng đã xây dựng:

Để tìm hiểu thêm về các loại diện tích và khuôn viên phần mộ gia đình lớn, Quý khách có thể gọi điện đến SĐT 0932.95.88.33 để được tư vấn miễn phí.

Review phim GIA ĐÌNH x ĐIỆP VIÊN MÃ: TRẮNG trên MoMo

Hiện tại chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trên ứng dụng Momo.

Sau nhiều biến động cuộc đời khi còn trẻ, Karel Koecher nhận ra rằng con đường khả quan nhất là đến với cơ quan tình báo Tiệp Khắc StB. Đây cũng chính là “con thuyền” đưa ông tới Mỹ, mở ra một chương mới trong cuộc đời điệp viên tài ba này.

Một người bạn của Karel Koecher làm việc tại StB nói với cấp trên rằng Koecher rất có khả năng về ngôn ngữ. Khi mối quan hệ với cơ quan an ninh đã nồng ấm hơn, Koecher được đào tạo nghiệp vụ ở Prague trong hai năm. Sau đó vào năm 1965, quan chức StB yêu cầu gặp riêng ông Koecher, trong đó ông được yêu cầu đến Mỹ.

Koecher sau này nhớ lại cảm giác bồn chồn khi hỏi: “Tôi cần làm gì ở đó?” Quan chức StB bình thản đáp lại: “Anh sẽ xâm nhập vào CIA”. Koecher hỏi lại “Làm thế nào?” và câu trả lời là: “Điều đó tùy thuộc vào anh”. Koecher không đắn đo và ngay lập tức nhận lời thực hiện nhiệm vụ.

Trong một bản đánh giá tâm lý học vào năm đó, StB miêu tả Koecher “quá tự tin, nhạy cảm, không thân thiện với mọi người, tâm lý không ổn định, có tính cách phản xã hội, hay giận dỗi, độc đoán”. Hay nói một cách khác, ông chính là người được sinh ra để làm công việc này.

Karel Koecher đứng trước Nhà Trắng năm 1966.

Koecher cưới Hana Pardemecova, một cô gái 19 tuổi quyến rũ vào năm 1963. Vợ chồng nhà Koecher đã đến Mỹ vào năm 1965. Họ đến xứ sở cờ hoa với vỏ bọc là những người lưu vong phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa.

Koecher tâm sự: “Tôi không có thái độ thù ghét với nước Mỹ, tôi chẳng biết gì cả. Tôi nghĩ nếu mình không thích thì mình có thể dừng lại. Tôi không hề coi đó là một cam kết để do thám nước Mỹ”.

Cặp vợ chồng sống trong một ngôi nhà ở West Nyack, ngoại ô thành phố New York. Koecher kể lại hoàn cảnh khi đó: “Tôi không có việc và tiền bạc nhưng có một chiếc xe và một căn nhà”.

Chỉ có số ít người tỏ ra nghi ngờ về vợ chồng nhà Koecher. Tờ The New York Times dẫn lời Michael Reinitz, một người bạn của cặp vợ chồng, cho biết: “Họ nói muốn thoát khỏi chế độ xã hội chủ nghĩa. Hana nói cha của cô ấy là một đảng viên và tôi đã vô cùng bất ngờ trước sự nổi loạn của cô ấy. Tôi chưa từng nghe Koecher nói điều gì hay ho về Liên Xô cả”.

Koecher và vợ trong bức ảnh chụp năm 1972.

Với kỹ năng ngôn ngữ tuyệt vời và danh nghĩa một người đào tẩu, Koecher nhanh chóng có được một công việc tại Đài châu Âu Tự do (cơ quan truyền thông do Quốc hội Mỹ tài trợ) và một năm học bổng tại Đại học Indiana. Năm 1967, Koecher học tiếp học vị thạc sĩ triết học tại Đại học Columbia ở New York đồng thời học về Liên Xô.

Koecher miêu tả thời gian ở Đại học Columbia là quãng đời đẹp nhất của ông. Ông nói: “Tôi nhận ra là có thể xâm nhập CIA. Nếu bạn thực sự nổi bật tại một trường đại học hàng đầu thì không gì là không thể”.

Quay trở lại Tiệp Khắc, tháng 8/1968, một cuộc thanh lọc diễn ra tại StB. Những nhân vật cấp trên của Koecher mất việc và ông trở thành kẻ phiêu bạt ở Mỹ. Do vẫn là thành viên của StB, Koecher có ít trách nhiệm và mục tiêu hàng đầu là hòa mình vào xã hội Mỹ. Là điệp viên nằm vùng, ông nhận được nhiều yêu cầu từ trung gian. Họ ngày càng tăng yêu cầu từ khi Koecher tiếp cận được với giới thượng lưu Mỹ.

Năm 1969, một bản báo cáo của StB miêu tả Koecher “hợp tác lỏng lẻo” và không cung cấp thông tin. Mặc dù không hào hứng làm việc với các cấp trên mới ở StB nhưng Koecher không rời bỏ cơ quan này hoặc ra đầu thú với chính quyền Mỹ. Thay vào đó, ông tiếp tục thuyết phục để được làm việc với CIA. Điều thuận lợi hơn cho ông là vào năm 1971, ông đã trở thành công dân Mỹ.

Một trong những giáo sư về ngành học Liên Xô của Koecher, Zbigniew Brzezinski (người sau đó trở thành cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter) đã giới thiệu Koecher với CIA.

Tháng 11/1972, Koecher vượt vòng tuyển dụng đầu tiên của CIA và được tuyển làm nhà phân tích và phiên dịch. Với tư cách là một phiên dịch viên cho CIA, Koecher được tiếp cận với thư tín của nhân viên CIA tại Mỹ và ở nước ngoài. Lúc đó, các quan chức hàng đầu Moskva đã vô cùng hào hứng trước thông tin về một người Tiệp Khắc đã cắm rễ được vào nơi mà hầu hết các điệp viên Liên Xô vô cùng vất vả mà vẫn chưa thể đặt chân vào.

Khi Koecher báo cáo về Prague từ bên trong CIA thì Tiệp Khắc còn cân nhắc về cách họ sẽ dùng quân cờ của mình. Đến năm 1975, Koecher cảm thấy thất vọng về các yêu cầu của StB, ông kể lại: “Họ còn muốn biết về biển số xe của tất cả nhân viên CIA, thật ngu ngốc”.

Koecher thậm chí gửi thư than phiền về StB với chính quyền ở Prague. Tiệp Khắc đã chuyển tiếp bức thư tới Moskva và cuối cùng nó được đặt trên bàn của Yuri Andropov, lãnh đạo tình báo Liên Xô. Nhưng thay vì phê bình Koecher, ông Andropov còn gửi tặng 40.000 USD. Tuy nhiên, khi đến tay Koecher, số tiền chỉ còn lại một nửa.

Sau đó, Kim Hyun-hee bị bắt, bị nhiều người Hàn Quốc xem là Mata Hari (ám chỉ nữ vũ công Hà Lan làm điệp viên cho Đức hồi Thế chiến I, đã bị Pháp xử tử hình) nhưng ngày nay, Kim nói hiện bà sống trong ăn năn sám hối vì mình đã phạm tội giết người.

Cô học sinh giỏi trở thành điệp viên - sát thủ

Lúc trẻ, Kim là một cô gái xinh đẹp và thông minh, đúng tiêu chuẩn tuyển chọn điệp viên chuyên thi hành án tử hình “bọn Hàn Quốc theo đuôi đế quốc Mỹ”. Kim được ghi nhận là một học sinh giỏi có năng khiếu ngoại ngữ. Ở khóa đào tạo điệp viên, Kim được dạy nói thạo tiếng Nhật để có thể hoạt động ở nước ngoài, nhưng trước tiên phải tập quân sự .

Bà Kim kể: “Ngày nọ, một chiếc xe màu đen vào trường. Những lãnh đạo cấp cao đã chọn tôi vào trường nghiệp vụ điệp viên tại một vùng núi hẻo lánh. Tôi không đủ thời gian để chia tay bạn bè, chỉ được ngủ cùng gia đình một đêm trước khi lên đường”.

Kim được đưa qua Macao vài năm  để học tiếng Hoa, vì cô sẽ có vỏ bọc là người Trung Quốc. Sau đó, Kim được đưa về Bình Nhưỡng, nơi cô được cấp một cái tên mới để hoạt động, được dạy võ thuật và sử dụng vũ khí.  Cô được dạy cách sử dụng chất nổ trong một cái chai trông giống một chai rượu Cognac.

Năm 1987, Kim (25 tuổi) nhận lệnh của cấp trên:  phải  đánh bom chuyến bay mang số hiệu KAL 858. Cô được dạy rằng “phục vụ Tổ quốc là một vinh dự, cũng để nhân dân hai miền Triều Tiên thống nhất”, và Kim được biết đây là nhiệm vụ đầu tiên trong một chuỗi vụ khác sẽ được thực hiện sau đó.

Sau này, Kim khai các vụ đánh bom nhằm phá hoại Olympic mùa hè Seoul 1988, tạo ra nhiều sự cố có thể buộc Chính phủ Hàn Quốc sụp đổ, vạch mặt Mỹ là “bọn đế quốc bạc nhược chỉ giỏi thủ đoạn” nhằm hướng đến sự thống nhất liên Triều.

Kim cùng điệp viên Kim Seung-il giả làm hai cha con người Nhật đi du lịch. Từ Bình Nhưỡng, “hai cha con” bay qua Moscow (Nga), đến Rumani, Nam Tư rồi Baghdad (Iraq), lên chuyến bay KAL bay quá cảnh Abu Dhabi trước khi đến Bahrain. Ở đó, họ rời khỏi chiếc máy bay sau khi gài bom giấu trong khoang hành lý.

Quả bom hẹn nổ 9 giờ sau đó, lúc 14 giờ 5 phút ngày 29-11-1987, làm chiếc máy bay nổ tung trên không vùng biên giới Thái Lan - Myanmar, làm toàn bộ 115 người thiệt mạng. Chiếc KAL biến mất khỏi radar của Đài kiểm soát không lưu Myanmar.

Bộ Ngoại giao Mỹ lên án vụ đánh bom là “hành động khủng bố, và xếp Triều  Tiên vào danh sách các quốc gia “tài trợ cho khủng bố”. Năm 2008, Mỹ xóa Bình Dưỡng khỏi danh sách này, đổi lại là Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Kim tự sát không thành, nhận thức mình bị nhồi sọ

“Hai cha con” Kim tính toán sai kế hoạch bay, nên cả hai bị bắt ở Qatar 2 ngày sau vụ đánh bom: chuyến bay của họ rời Bahrain đã ghé Qatar, nơi chính quyền có lệnh thẩm vấn tất cả những hành khách đến từ Bahrain.

“Hai cha con” Kim còn vé dự phòng để đổi tên, và lúc họ đổi vé thì chính quyền Qatar giữ hộ chiếu của họ lại vì nhận ra sự không trùng hợp giữa vé với hộ chiếu. “Hai cha con” Kim bị bắt vì tội làm passport giả.

Nhân viên an ninh giữ “hai cha con”Kim ở phòng tạm giữ tại sân bay Qatar. Ngồi giữa họ là một nữ cảnh sát. Một nam cảnh sát ngồi cạnh “cha” Kim. Ông ta xin phép hút thuốc và được cho phép. “Người cha” rút gói thuốc lá (bên trong điếu thuốc có viên nang chứa chất độc cyanure) và “cô con gái” cũng muốn hút thuốc, được nữ cảnh sát cho phép.

Thay vì cùng cắn thuốc độc, “người cha” lại cắn trước và lên cơn co giật lúc điếu thuốc còn ngậm trên môi. Kim kể trước đó, “người cha” nói chắc chắn sẽ bị tra tấn, thậm chí chết, ông ta đã già chẳng còn tiếc cuộc sống, nhưng chia buồn với “con gái” vì cô còn quá trẻ.

Vì bị yêu cầu điệp viên phải tự sát khi rơi vào tay kẻ thù, Kim đã cắn viên cyanure khi nghĩ về mẹ cô ở Triều Tiên rồi cô mê đi. Nhưng rồi Kim tỉnh lại, vì nữ cảnh sát đã kịp giật điếu thuốc khỏi miệng cô, và cô chỉ mới nuốt một chút chất độc. Kim tự sát không thành, bị giải về Hàn Quốc  chịu tội.

Một tài liệu mật của Sứ quán Mỹ tại Seoul viết hồi tháng 1-1988 và được giải mật gần đây, nêu Kim bị bắt và giải giao về Hàn Quốc hồi cuối năm 1987. Tài liệu viết: Khi trên xe thùng chở tù đi điều tra, Kim đã nhìn thấy Seoul và nhận ra: những gì đã được học về “vùng đất của quỷ” chỉ là những điều dối trá.

Sau thời gian không khai bất cứ điều gì, ngày 23-12-1987, cuối cùng Kim đã gục mặt vào ngực người nữ nhân viên điều tra để khóc và khai báo bằng tiếng Triều Tiên.

Năm 1989, một tòa án Hàn Quốc đã tuyên án tử hình Kim, nhưng tháng 4-1990, cô được Tổng thống  Roh Tae-woo ân xá, với lý do cô là nạn nhân của sự nhồi sọ, của nạn sùng bái cá nhân.

Đã có những thông tin rằng Tổng thống Chun Doo-hwan muốn bắt Kim là “vật tế thần” cho chuyến bay oan nghiệt, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 1987. Nhưng năm 2004, Ủy ban điều tra thuộc chính quyền Tổng thống Roh Moo-hyun đã điều tra lại,  kết luận Kim đích thực là điệp viên Triều Tiên.

Tài liệu mật của Sứ quán Mỹ ở Seoul, viết hồi tháng 2-1988, nói cuộc điều tra có bản báo cáo phân tích ngôn ngữ của Kim ngày 15-1-1988, cho biết cô sử dụng tiếng Triều Tiên, tức trùng với kết luận phân tích của CIA.

Báo cáo nêu Kim có chụp ảnh 3 điệp viên Triều Tiên đã liên lạc với cô ở Nam Tư và Hungary. Báo cáo cho thấy Tổng thống Chun Do-hwan cũng muốn cho Kim thực tế cuộc sống ở Hàn Quốc, đã yêu cầu các nhà điều tra cho Kim mặc quần áo mới, đưa cô lên một tòa nhà cao 63 tầng, để cô nhìn ngắm thành phố Seoul.

Một tài liệu khác do Đại sứ Mỹ lúc đó là James Lilley viết hồi đầu năm 1988, nêu Tổng thống Chun Do-hwan không muốn trả đũa Triều Tiên, vì lúc đó Seoul đang chuẩn bị tổ chức Olympic và sắp chuyển giao quyền lực. Tài liệu của Lilley viết Chun cho rằng nhà lập quốc Kim Il-sung và Kim Jong-il đều bị điên không thể chữa trị được.

Kim  nay 55 tuổi,  đã có chồng người Hàn Quốc và hai con, hiện sống tại một nơi không được tiết lộ ở Hàn Quốc. Luôn có vệ sĩ bao quanh Kim do bà sợ sát thủ Triều Tiên sẽ ra tay bất kỳ lúc nào, nhằm không cho bà cung cấp thông tin về một đất nước mà bà từng phục vụ một cách trung thành.

Năm 2013, Kim nói rằng ông Kim Jong-un còn quá trẻ nên còn non kinh nghiệm, và những tuyên bố cùng các động thái sẵn sàng chiến tranh với Hàn Quốc và Mỹ của ông chỉ nhằm  củng cố quyền lực.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài ABC của Úc, bà Kim nói: “Ông ấy  toan giành quyền kiểm soát hoàn toàn quân đội và để chiếm được lòng trung thành của họ. Đó là lý do tại sao ông ấy đi thăm nhiều căn cứ quân sự”.

Bà kể: “Lúc nhỏ, tôi được dạy rằng nhà lập quốc Kim Il-sung là thần thánh, nên chúng tôi phải kính trọng ông ấy trên cả cha mẹ tôi. Từ nhỏ chúng tôi đã thuộc lòng câu “Cảm ơn Lãnh đạo vĩ đại về mọi điều”.

Về việc Triều Tiên đe dọa chiến tranh hạt nhân, bà Kim nói: “Họ sử dụng chương trình hạt nhân để buộc Hàn Quốc và Mỹ nhượng bộ, cũng để kiểm soát người dân”.

Bà Kim thừa nhận mình đáng bị tử hình và ngày nay, bà không biết điều gì xảy ra với gia đình mình, nhưng bà không được giấu sự thật với gia đình các nạn nhân, nên bà có trách nhiệm kể lại cho họ biết những gì đã xảy ra.

Bà Kim kể: “Tôi nhận ra mình đã đoạt mạng sống của những người vô tội. Tôi đáng bị tử hình vì việc đã làm, nhưng tôi tin tôi được tha mạng vì tôi là nhân chứng duy nhất của vụ khủng bố này. Là nhân chứng, nói lên sự thật là định mệnh của tôi”.

35.7K Lượt xem Premium12/04/2023

Phim hiện tại chưa có bài đánh giá.