Cải cách tiền lương của gần 2,8 triệu cán bộ, công chức
Cải cách tiền lương của gần 2,8 triệu cán bộ, công chức
Khác với các lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng năm tăng cùng một mức cho tất cả các đối tượng, lần này điều chỉnh năm 2016 sẽ xem xét điều chỉnh tăng riêng cho các đối tượng đang hưởng lương hưu dưới 2 triệu đồng.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Đây là nội dung dự thảo Nghị định điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 do Bộ Lao động-Thương đang lấy ý kiến trình Chính phủ.
Theo dự thảo, đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng được điều chỉnh tăng từ 1/1/2016 .
Những người có mức lương hưu từ 1.750.000 đồng/người/tháng trở xuống thì tăng thêm 250.000 đồng/người/tháng. Đối với những người có mức lương hưu từ trên 1.750.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng thì tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng.
Đối với những người hưởng trợ cấp trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng tăng thêm 150.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp từ 1.850.000 đồng/người/tháng trở xuống. Tăng lên bằng 2.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng từ trên 1.850.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.000.000 đồng/người/tháng.
Đối với các đối tượng có mức lương hưu, trợ cấp trên 2.000.000 đồng, dự thảo cũng đề xuất điều chỉnh tăng 8% đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động, cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/1/2015 đến 1/5/2016. Riêng các đối tượng đã được điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 /1/2015 của Chính phủ thì giữ nguyên mức hưởng.
Từ ngày 1/5/2016, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu thì lương hưu được tính trên mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/tháng theo cách tính quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời gian dài qua, các cơ quan chức năng đã bỏ nhiều công sức để tìm ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, trong đó đặc biệt là việc đề xuất thang bậc lương mới cho cán bộ đương chức. Điều đó là hoàn toàn hợp lý, song có lẽ, vấn đề lương hưu như được coi là "phụ lục", đề xuất tăng đồng loạt 8% chưa kể có ý kiến chỉ tăng cho người lương hưu thấp. Trong khi đó, đối với người đương chức, đề xuất tăng 23,5% hoặc cao hơn.
Mấy năm qua, Nhà nước liên tục điều chỉnh lương cơ bản, một trong những nguyên nhân trực tiếp là vì trượt giá. Chuẩn bị điều chỉnh thì giá cả thị trường đã "rục rịch" tăng lên. Rồi lại phải điều chỉnh.
Và cứ thế, dù có điều chỉnh thì đồng lương thực tế vẫn giảm, đôi khi trở lại giá trị cũ trước khi điều chỉnh hoặc có khi trở về "âm". Cách đây khoảng 3 đến 4 năm, giá vàng khoảng 5 triệu đồng/chỉ, bây giờ hơn 8 triệu đồng, đó là hàng cao cấp. Các mặt hàng thiết yếu cho đời sống của người lao động cũng tăng tương tự, một quả trứng gà từ 2.000-3.000 đồng/quả, nay khoảng 5.000 đồng/quả, một bó rau, một cân gạo, một vật dụng hằng ngày cũng "từ từ" lên giá. Đó là một thực tế.
Nếu từ "kinh nghiệm" thị trường đó thì có thể dự báo, chỉ sau một vài năm, 8% tăng lương hưu từ ngày 1/7 tới sẽ trở về 0. Nhà nước không thể dùng biện pháp hành chính để chi phối thị trường (bình ổn giá chỉ là giải pháp tình thế, nhất thời, ngắn hạn).
Vì vậy, trong dự kiến, hằng năm sẽ tăng 7% cho lương mới. Trong khi đó, lương hưu không được bàn đến, có nghĩa là, sau vài năm, lương người đương chức được chuẩn bị cho sự trượt giá, giữ và nâng giá trị đồng lương thực tế, nhưng lương người về hưu trước 1/7/2024 trở về điểm xuất phát cũ.
Một điểm lưu ý khác, như hai người cùng một chức vụ (trưởng phòng cấp bộ, chẳng hạn). Một người về hưu trước 1/7/2024, một người nhận lương mới từ 1/7/2024 và sau đó vài năm về hưu.
Theo tính toán sơ bộ, với quy định bảo hiểm xã hội, người thứ hai sẽ nhận lương hưu gấp rưỡi hoặc có thể cao hơn nữa so với người thứ nhất, mặc dù chức vụ như nhau. Tôi nghĩ, người về hưu trước 1/7 không tị nạnh, so bì, nhưng Nhà nước và xã hội cần quan tâm đến độ vênh đó.
Với thực tế đó, xin mạo muội đề xuất như sau với hai phương án:
Phương án tối ưu: Cải cách chế độ tiền lương không chỉ tập trung cho cán bộ đương chức, không nên tách đội ngũ đã cống hiến nhiều năm trong thời kỳ nhiều khó khăn, gian khổ nhất nay đã về hưu ra ngoài hoặc chỉ là phần "phụ cấp một lần". Đây vừa là lý vừa là tình, vừa là trách nhiệm vừa là tấm lòng, có trước có sau, mặc dù đa số người về hưu đều rất thấu hiểu điều kiện cụ thể của Nhà nước. Tất nhiên phương án này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, song đó là phương án lý tưởng.
Phương án khả thi: gồm hai nội dung, một là, tăng lương hưu từ 15-18% cho người về hưu trước 1/7/2024 và hai là, tính toán tăng hằng năm khoảng 3-4% (dự kiến 7% cho người đương chức) để giữ đồng lương thực tế cho người nghỉ hưu khi giá cả thị trường biến động.
Những suy nghĩ và đề xuất trên đây không chỉ nhằm "bảo vệ" cho người nghỉ hưu, mà mong muốn góp một ý kiến thực hiện yêu cầu toàn diện, bao trùm, bình đẳng, công bằng cho một công việc lớn và rất nhân văn của Đảng và Nhà nước: Cải cách chế độ tiền lương sắp được thực hiện.