Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ đến sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản… có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.
Với nhiều phương thức phạm tội, Lan cùng đồng phạm đã làm khuấy đảo, “làm mưa, làm gió” tại SCB, nhằm thâu tóm và điều khiển toàn bộ hoạt động của ngân hàng này.
Sau hơn 01 tháng xét xử đại án Vạn Thịnh Phát, Tòa án nhân dân TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Hội đồng xét xử xác định, Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỷ đồng, tuy nhiên bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nên chỉ còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng.
Tòa nhận định, thực chất bị cáo Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại SCB. Bị cáo Lan không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB.
Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB.
Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo; đưa tài sản không đủ pháp lý, rút tài sản có giá trị lớn hóa đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn để rút tiền SCB.
Về thiệt hại của vụ án, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Về tội Tham ô tài sản, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn.
Với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Còn hành vi của bị cáo Lan xảy ra từ 0 giờ ngày 1/1/2018 sẽ xử lý theo Bộ luật Hình sự mới, tương ứng với tội Tham ô tài sản.
Hội đồng xét xử nhận định Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Trượng Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản là đúng.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan từ ngày 5/3 tới 29/4.
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản,” “Đưa hối lộ” và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
85 bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh CAND
Trong đó, đáng chú ý có Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước bị truy tố về hành vi nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD.
10 Kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bị cáo Trương Mỹ Lan có 5 luật sư bào chữa. Ngân hàng SCB ra tòa với tư cách là bị hại trong vụ án.
Ngoài tư cách bị cáo, Trương Mỹ Lan còn hầu tòa với tư cách bị hại đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Tập đoàn Cappella).
Mỗi khi cần rút tiền, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ ở SCB và đồng phạm tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn; những người đứng tên tài sản đều xác nhận không phải tài sản của họ.
Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau.
Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Trong 1.284 khoản vay thuộc trách nhiệm của Trương Mỹ Lan còn dư nợ, có 684 khoản vay với dư nợ 382.876 tỷ đồng chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản. Đặc biệt, có 201 khoản vay với dư nợ 11.686 tỷ đồng có hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại SCB.
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đây, Thường trực Ban chỉ đạo cho biết: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 02 vụ án, khởi tố mới 72 bị can, trong đó, có 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và cán bộ lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.
Cũng tại cuộc họp, Ban chỉ đạo phấn đấu ban hành cáo trạng truy tố đối với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB trong năm 2023.
Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo Lan gây ra là 677.286 tỉ đồng và số lãi phát sinh của hậu quả thiệt hại này theo quy định pháp luật.
Các bị cáo Dương Tấn Trước và Nguyễn Thanh Tùng có trách nhiệm bồi hoàn số tiền mà các bị cáo đã sử dụng cho doanh nghiệp và bản thân các bị cáo.
Tiếp tục kê biên các tài sản của Dương Tấn Trước, Cao Việt Dũng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ của Dương Tấn Trước.
Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí, do bị cáo và vợ đã nộp 677.519.400.000 đồng và 3.312.300 USD, đồng thời cả hai cũng có nguyện vọng sử dụng tài sản chung khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt; bị hại Trương Mỹ Lan không yêu cầu bồi thường khoản gì khác và đồng ý chuyển toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả chung của vụ án nên đề nghị HĐXX tiếp tục tạm giữ tiền và duy trì kê biên các bất động sản của Nguyễn Cao Trí để bảo đảm thi hành án.
Về phần xử lý vật chứng, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên các tài sản của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân để thi hành án cho các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Đối với các bất động sản Cơ quan điều tra đã kê biên, đề nghị HĐXX giải quyết theo quy định của pháp luật để thi hành các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Đối với các mã tài sản khác đang thế chấp tại Ngân hàng SCB, đề nghị giao cho Ngân hàng SCB xử lý thu hồi nợ, nếu còn dư thì chuyển Cơ quan Thi hành án để thi hành các nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị thu toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, số tiền các bị cáo tự nguyện khắc phục hậu quả trừ vào nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan.
Riêng đối với các tài sản thu giữ của các bị cáo khác, nếu không liên quan đến vụ án, đề nghị tuyên trả cho các bị cáo.