Ngay sau đây sẽ là những tin tức đáng chú ý về thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 1 – 14/12/2023:
Ngay sau đây sẽ là những tin tức đáng chú ý về thị trường xuất nhập khẩu từ ngày 1 – 14/12/2023:
Hãng tàu Hapag-Lloyd đã công bố mức phụ phí cước vận chuyển tăng (GRI – General Rate Increase) áp dụng cho các tuyến đi từ Châu Á đến Bờ Tây Châu Mỹ Latinh, Mexico, Caribe, Trung Mỹ và Bờ Đông Châu Mỹ Latinh. Chi tiết về mức tăng:
Việc tăng cước có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 cho đến khi có thông báo mới.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 với chủ đề “Logistics và chuyển đổi số cho đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại TP. Cần Thơ từ ngày 01 – 03/12/2023. Diễn đàn thu hút sự tham dự của hơn 500 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), AmCham, EuroCham, Jetro, KorCham, một số Đại sứ quán, Lãnh sự quán, hiệp hội doanh nghiệp…
Đây là sự kiện thường niên do Bộ Công thương tổ chức từ năm 2013 nhằm phối hợp đồng bộ các hoạt động để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất và xuất nhập khẩu, là nơi đối thoại, cập nhật thông tin về các vấn đề cấp thiết của dịch vụ logistics tại Việt Nam và thế giới.
Link xem trực tiếp https://www.youtube.com/watch?v=eAVgFqDMgf4
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023 xuất khẩu rau quả của Việt Nam dự kiến sẽ đạt từ 5,5 – 5,6 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu đứng đầu, trong đó riêng sầu riêng đang hướng tới mốc 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm vào đâu tại thị trường tỷ dân.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, với kim ngạch hơn 2,1 tỉ USD, sầu riêng đã trở thành loại trái cây có trị giá xuất khẩu lớn nhất ngành hàng rau quả trong 11 tháng 2023. Phần lớn trong số đó xuất sang thị trường Trung Quốc. Có dự đoán cho rằng, xuất khẩu sẩu riêng sang thị trường tỷ dân có thể đạt tới 2,5 tỷ USD ngay trong năm đầu tiên xuất chính ngạch.
Hiệp hội này dẫn dữ liệu từ hải quan Trung Quốc cho biết, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2, với sản lượng đạt gần 451.609 tấn, tăng 3.190%; giá trị đạt gần 1,9 tỉ USD, tăng hơn 3.101% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, có một thực trạng là sầu riêng Việt chưa có thương hiệu và chưa phải là mặt hàng được biết nhiều tại thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều nhà nhập khẩu, phân phối phản ánh chất lượng sầu riêng Việt chưa đồng đều, nhiều quả hỏng, trong khi nhiều quả không thể chín hoặc múi cơm sượng do thu hoạch non. Ngoài ra, còn có các lô hàng bị cảnh báo vi phạm yêu cầu kiểm dịch, gây ảnh hưởng đến uy tín của trái sầu riêng Việt.
Hướng tới xuất khẩu bền vững, ổn định, Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc định hướng: “Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, tiến tới chiếm lĩnh thị phần nhất định thị trường sầu riêng tại Trung Quốc, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý, giám sát về chất lượng, kiểm soát được vi sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc. Các vườn trồng bắt buộc phải thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất và thu hoạch, không thể chỉ dừng ở việc khuyến cáo và phải có biện pháp xử phạt, chế tài rõ ràng. Quan trọng hơn nữa là ngành hàng cần xây dựng thương hiệu sầu riêng của Việt Nam, thương hiệu của DN để có thể nhận diện được tại thị trường Trung Quốc”
So với cùng kỳ 2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm mạnh, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Cụ thể, nửa đầu tháng 11 (1 – 15/11), kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 917,33 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/11 đạt 17,36 tỷ USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép giảm tới 3,73 tỷ USD (tương ứng giảm 17,7%).
Hiện, giày dép là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may).
Về thị trường xuất khẩu, 2 thị trường lớn nhất với kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên (cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 10) là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt gần 5,83 tỷ USD, giảm tới 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 35,43% kim ngạch cả nước trong cùng thời điểm. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đạt hơn 1,51 tỷ USD, tăng 11,05%, chiếm 9,23% kim ngạch cả nước.
Các thị trường xuất khẩu lớn khác với kim ngạch từ vài trăm triệu đến xấp xỉ 1 tỷ USD như: Bỉ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh, Hàn Quốc, Pháp… nhưng hầu hết đều có kim ngạch giảm sâu (trừ thị trường Anh tăng nhẹ 2,22%).
Triển khai kết quả Phiên họp của Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (SCAROO/CCA) lần thứ 43, mới đây Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương một số nội dung.
Theo đó, về cập nhật trang thông tin điện tử tra cứu tính xác thực C/O mẫu D của các nước, Tổng cục Hải quan cho biết tại phiên họp, các nước đã cập nhật trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp C/O mẫu D, cụ thể:
Hiện nay, cơ quan Hải quan nước nhập khẩu có thể sử dụng mã QR được in trên C/O mẫu D bản giấy và C/O mẫu D điện tử do cơ quan có thẩm quyền của Indonesia, Việt Nam cấp để xác thực thông tin.
Các nước Lào, Philippines và Brunei chưa xây dựng trang thông tin điện tử để xác thực chứng từ chứng nhận xuất xứ.
Chiều 12/12/2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, hai Nhà Lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, quan hệ hai Đảng, hai nước và những vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược; ủng hộ nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh, đóng góp ngày càng quan trọng hơn vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ trân trọng sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng; khẳng định Trung Quốc kiên định ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Hai Nhà Lãnh đạo đã cùng nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các Nhà Lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần không ngừng kế thừa và phát huy.
Sau Hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng xem và nghe giới thiệu về 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước, thể hiện thành quả phong phú, toàn diện mà hai bên đạt được trong chuyến thăm lần này.
Xem thêm: Tổng hợp tin tức xuất nhập khẩu từ ngày 24 – 30/11/2023
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
VPĐD: 13 Đường số 7, Cityland Center Hills, Gò Vấp, TP.HCM
Hoạt động xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2023 diễn biến không thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu giảm 12% và chiều nhập khẩu giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm mạnh tại các quốc gia đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu khi lạm phát tại các quốc gia này vẫn duy trì ở mức cao. Tăng trưởng xuất và nhập khẩu đều cho thấy xu hướng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023 ở hầu hết các thị trường đối tác chủ lực như Mỹ (lần lượt xuất khẩu giảm 22% và nhập khẩu giảm 9%), Trung Quốc (giảm 1% xuất khẩu và giảm 19% nhập khẩu), EU (giảm 11% xuất khẩu và 10% nhập khẩu), ASEAN (giảm 10% xuất khẩu và giảm 25% nhập khẩu).
Dự báo xuất nhập khẩu nửa cuối năm 2023:
Với số liệu nêu trên, cùng với tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến số khó lường, dự báo xuất nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm nay vẫn sẽ gặp nhiều thách thức. Mặc dù vậy, nhiều tín hiệu khả quan đã xuất hiện như đà giảm của cả xuất khẩu và nhập khẩu đang dần được thu hẹp sau tháng 7. Ngoài ra, nhiều ngành hàng được kỳ vọng sẽ ghi nhận sự bứt phá hơn trong nửa cuối năm, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam trong 6 tháng cuối năm như gạo, hàng thủy sản, hàng nông sản…
Các ngành hàng công nghiệp xuất nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch của Việt Nam, sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài cho tới năm sau. Nguyên nhân trực tiếp nhất chính là do là tình trạng giảm tổng cầu do lạm phát cao và suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch cũng khiến sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu tăng cao.Trong khi đó, trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, nhiều thị trường nhập khẩu lớn đã duy trì lượng tồn kho hàng hóa khá cao. Đây là lý do khiến tổng cầu suy giảm. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng chưa được khôi phục hoàn toàn do tình hình chiến sự giữa Nga-Ukraine cũng như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương vẫn đang kỳ vọng vào sự lội ngược dòng của xuất nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối năm nhờ vào việc tăng cường hợp tác thương mại, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước,… với kỳ vọng tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2023 có thể đạt mức 6%. Ngoài ra, theo ước tính mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM), dự báo kịch bản khả quan nhất là xuất khẩu cả nước năm 2023 có thể giảm nhẹ 2,17%, nhập khẩu giảm nhẹ 1% và thặng dư thương mại cả nước là khoảng 6,8 tỷ USD đến cuối năm 2023.
Những năm gần đây, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này của Việt Nam có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu cho các nhóm mặt hàng khoáng sản thô, nguyên liệu, nhiên liệu và tăng dần với các mặt hàng nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp chế biến trở thành nhóm sản phẩm chủ lực.
Thị trường Đài Loan còn nhiều tiềm năng nhập khẩu cho các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam do nhu cầu nhập khẩu về thực phẩm, hàng hoá phục vụ tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng như lượng khách du lịch rất đông đảo. Đài Loan đã vượt Đức trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2021 Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan ở một số nhóm ngành hàng so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý là: Xơ, sợi dệt các loại đạt 138,6%; Cao su tăng 82,1%; Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 222,5%; Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 327,7%.
Bên cạnh đó, ngày 23/09/2021, Đài Loan đã nộp đơn gia nhập hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với mục tiêu gia nhập nền kinh tế khu vực khi đa phần các nước thành viên CPTPP là các đối tác thương mại chính của thị trường này. Việc Đài Loan nỗ lực gia nhập hiệp định, cùng với quy ước cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cao cho hàng hóa được áp dụng sẽ giúp thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và thị trường này.
Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Ecomviet) xin trân trọng giới thiệu Bản tin xuất nhập khẩu – Thị trường Đài Loan, Bản tin giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực của Việt Nam cũng như phân tích sâu về thị trường Đài Loan và giới thiệu những quy định, lưu ý dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Công ty Việt Úc chuyên xuất nhâp̣ khẩu lương thực, thực phẩm, nông thủy hải sản,các loại đồ uống, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ gia dụng....
- Lương thực: Gạo, nếp, bánh tráng gạo... - Thuỷ hải sản: Cá tra (Basa) fillet (trắng, hồng nhạt), cá tra (Basa) cắt khoanh, cá tra (Basa) nguyên con, cá rô phi đen, cá rô phi đỏ, mực ống, mực nang, bạch tuộc... - Nông sản đông lạnh: Khoai môn chẻ đôi, khoai mỡ tím cắt khoanh, khoai mỡ tím xay nhuyễn, khoai mì cắt khúc, củ sen cắt lát, đậu bắp luộc, bắp nếp luộc... - Nông sản đóng lon: Nấm rơm, bắp non, thơm... - Cà phê, tiêu xay nhuyễn... - Các loại mì, miến, bún khô... - Các loại bột - Bánh kẹo các loại... - Dầu nành, dầu mè, dầu thực vật, dầu phộng... - Nước mắm từ 15oN -> 40oN... - Nước sốt các loại... - Hoá mỹ phẩm: Bột giặt, nước rửa chén, nước rửa tay, nước lau nhà... - Đồ dùng gia đình: chén, dĩa, tô sành sứ, nhựa, inox, mút cọ rửa,…