Mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng liên tục, đời sống con người không ngừng được cải thiện, tuy nhiên con số có sự khác nhau giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng liên tục, đời sống con người không ngừng được cải thiện, tuy nhiên con số có sự khác nhau giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trước khi tìm hiểu GDP bình quân đầu người, chúng ta cần hiểu thuật ngữ GDP. GDP hoặc Tổng sản phẩm quốc nội là tổng của tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế của một quốc gia trong một năm tài chính. GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) có nghĩa là tổng thu nhập (GDP thực tế hoặc danh nghĩa) của một quốc gia chia cho tổng dân số của quốc gia đó.
GDP bình quân đầu người thường được sử dụng cùng với GDP để đo lường sức khỏe kinh tế và sự thịnh vượng chung của một quốc gia hoặc là thước đo cạnh tranh để so sánh nền kinh tế của các quốc gia. Người ta cho rằng GDP bình quân đầu người cao có nghĩa là mức sống cao nhưng có nhiều yếu tố khác phải được tính toán đến khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế. GDP thường được tính bằng cách sử dụng đồng nội tệ của quốc gia đó, nhưng khi so sánh thì tiền tệ tiêu chuẩn là Đô la Mỹ.
Dưới đây là 10 quốc gia có GDP danh nghĩa bình quân đầu người cao nhất thế giới vào năm 2023, tính bằng đô la Mỹ:
Luxembourg, Ireland và Na Uy dẫn đầu bảng xếp hạng với GDP bình quân đầu người hơn 100.000 USD . Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng ở châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Na Uy là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất trong khu vực, điều này đã giải thích phân nào cho sự thịnh vượng của các quốc gia này.
Các quốc gia giàu có với quy mô dân số nhỏ hơn có xu hướng nằm ở top thịnh vượng nhất thế giới. Theo IMF, Luxembourg chỉ có khoảng hơn 600.000 người, đây là một thành phố khá nhỏ so với các quốc gia đông dân hơn. Luxembourg là một trung tâm công nghệ và trung tâm dữ liệu, thu hút một số tập đoàn lớn thành lập trụ sở chính ở Châu Âu tại đây. Mức thuế thấp cũng khiến Luxembourg trở thành nơi đầu tư lý tưởng và là nơi cất giữ tài sản hấp dẫn cho những người giàu có ở Châu Âu. Thực tế, trong top 10 chỉ có Mỹ và Australia có dân số trên 10 triệu người.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người.
Tăng trưởng dân số: Bởi vì dân số là mẫu số trong công thức tính toán GDP bình quân đầu người, nên một quốc gia có dân số cao có thể làm thay đổi đáng kể con số cuối cùng về GDP bình quân đầu người. Dân số chính là nguồn cung cấp lao động cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra. Bởi vậy, dân số và chỉ số GDP có mối quan hệ tác động qua lại và không thể tách rời. Dân số chính là yếu tố quan trọng để tính toán GDP bình quân đầu người của một quốc gia ở một thời điểm nhất định.
Nếu tốc độ tăng trưởng dân số của một quốc gia vượt quá tăng trưởng kinh tế thì GDP bình quân đầu người sẽ tăng trưởng âm, ngay cả khi quốc gia đó tăng trưởng kinh tế tích cực.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở các nước đang phát triển; khi tốc độ tăng dân số có thể nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế , dẫn đến mức sống trung bình thấp hơn.
Trong khi đó, Hoa Kỳ được coi là một quốc gia thịnh vượng. Mặc dù có dân số tương đối cao nhưng GDP của nước này đủ cao để đảm bảo GDP bình quân đầu người nằm trong số các quốc gia cao nhất.
Đầu tư nước ngoài: đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm các khoản đầu tư như: tiền mặt, phương thức sản xuất, công nghệ, cơ sở hạ tầng,…
Đầu tư nước ngoài tăng sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho chỉ số GDP được tăng cao. Đồng thời, việc gia tăng vốn đầu tư cũng giúp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu và kinh tế được tăng trưởng.
Trình độ khoa học kỹ thuật: Trình độ khoa học kỹ thuật của các công dân một quốc gia cũng ảnh hưởng đến GDP bình quân đầu người của quốc gia đó. Những quốc gia có công dân có trình độ học vấn sau trung học thường có GDP bình quân đầu người cao hơn.
Những công dân có trình độ học vấn trên trung học đã đóng góp tới 60% vào mức tăng trưởng GDP chung ở Pháp, Na Uy, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh.
GDP bình quân đầu người là một trong những thước đo sự thịnh vượng chung, nhưng nó cũng có những hạn chế riêng.
Đầu tiên, đây là thước đo sản lượng kinh tế mỗi người, không phải thu nhập cá nhân hay tiết kiệm hộ gia đình nên có những hạn chế rõ ràng trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như ở Ireland, nơi sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia làm xáo trộn sản lượng chung của mỗi người.
Thứ hai, các quốc gia có dân số nhỏ hơn sẽ có thứ hạng tốt hơn. Hầu hết nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp) không lọt vào top 10. Những thước đo khác về mức sống tốt, một số trong đó là vô hình về mặt kinh tế – nhân quyền, tự do ngôn luận – hoàn toàn không được tính đến.
Cuối cùng, một trong những hạn chế lớn của việc sử dụng GDP bình quân đầu người là không tính đến sức mạnh của đồng nội tệ. Hàng hóa phi thương mại ở một quốc gia (dịch vụ, phương tiện giao thông địa phương, trường học, v.v.) không được định giá khi sử dụng chuyển đổi tỷ giá hối đoái. GDP Per Capita cũng không tính đến sự khác biệt về giá giữa các quốc gia - ví dụ, rau tươi ở Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với ở Canada.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số ngang giá sức mua (PPP) và chuyển đổi thành một loại tiền tệ chung để thể hiện sự thịnh vượng tương đối cho nền kinh tế tương. GDP Per Capita được điều chỉnh theo lạm phát và sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia.
Nhìn chung, GDP bình quân đầu người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự tăng trưởng và thịnh vượng nội bộ của đất nước. GDP Per Capita cũng giúp so sánh một quốc gia với các quốc gia khác trên toàn cầu. Theo số liệu cụ thể này, các chính phủ có thể xem xét phân bổ nguồn lực để phát triển hoặc kiểm soát kinh tế hoặc dân số.
Hy vọng bài viết này của Vietcap đã giúp mọi người hiểu hơn về chỉ số kinh tế GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita). Xem nhiều hơn tại Vietcap Academy. Chúc các nhà đầu tư thành công!
GDP Bình quân đầu người của Nhật Bản tụt hạng đáng kể trên toàn cầu
Trong suốt nhiều thập kỷ, Nhật Bản là một thế lực kinh tế hùng mạnh, dẫn đầu về đổi mới và tăng trưởng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vị thế kinh tế của quốc gia này đã suy yếu đáng kể.
Tính đến năm 2022, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đã giảm xuống còn 34.064 đô la Mỹ, xếp thứ 21 trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là mức xếp hạng thấp nhất của Nhật Bản kể từ những năm 1980, phản ánh sự sụt giảm đáng kể về vị thế kinh tế của quốc gia này trên trường quốc tế.
Sự sụt giảm GDP bình quân đầu người của Nhật Bản chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:
Ngoài ra, Nhật Bản cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Sự suy giảm GDP bình quân đầu người của Nhật Bản có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia. Nó dẫn đến tiêu chuẩn sống thấp hơn, thuế cao hơn và ít cơ hội hơn cho người dân. Ngoài ra, nó cũng làm suy yếu khả năng chi trả của chính phủ đối với các dịch vụ công thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Sự sụt giảm vị thế kinh tế của Nhật Bản cũng đáng lo ngại đối với tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế. Sự suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản có thể có những tác động lan tỏa đến các nước khác, đặc biệt là những nước có liên hệ thương mại chặt chẽ với Nhật Bản.
Để giải quyết vấn đề GDP bình quân đầu người giảm, Nhật Bản cần thực hiện các bước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và giải quyết các thách thức do già hóa dân số gây ra. Nếu không có những cải cách này, nền kinh tế Nhật Bản có thể tiếp tục suy giảm trong những năm tới, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với cả Nhật Bản và nền kinh tế toàn cầu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thu nhập bình quân đầu người của một nhóm người có thể nghĩa là tổng thu nhập cá nhân chia tổng dân số. Thường tính thu nhập trên đầu người dùng đơn vị tiền tệ hàng năm.