Đàm phán là hoạt động thường xuyên xảy ra tại nơi làm việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, 40% mọi người chủ động tránh đàm phán trong cuộc sống hàng ngày của họ. Kỹ năng đàm phán không phải bẩm sinh và cũng ít người sinh ra đã có tài ăn nói, kỹ năng này cần được học hỏi, rèn luyện và thực hành liên tục mới có thể trở nên xuất sắc.
Đàm phán là hoạt động thường xuyên xảy ra tại nơi làm việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, 40% mọi người chủ động tránh đàm phán trong cuộc sống hàng ngày của họ. Kỹ năng đàm phán không phải bẩm sinh và cũng ít người sinh ra đã có tài ăn nói, kỹ năng này cần được học hỏi, rèn luyện và thực hành liên tục mới có thể trở nên xuất sắc.
Kỹ năng đàm phán hiệu quả được các nhà lãnh đạo khao khát và học hỏi từng ngày để trở nên xuất sắc, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một vài lý do cho thấy kỹ năng đàm phán là cần thiết tại nơi làm việc:
Xây dựng mối quan hệ: Bất chấp sự khác biệt về lập trường, quan điểm thì kỹ năng đàm phán giúp đưa ra giải pháp và tập trung nhiều hơn vào việc tạo thiện chí và giá trị. Điều này xây dựng một mối quan hệ lâu dài.
Đưa ra các giải pháp tuyệt vời: Kỹ năng đàm phán tốt đảm bảo rằng các giải pháp cho xung đột không phải là ngắn hạn. Nó tập trung vào việc tạo ra các giải pháp lâu dài bởi vì cả hai bên chỉ nhượng bộ khi giải pháp thỏa đáng.
Tránh xung đột trong tương lai: Khi các bên đã đồng ý với một thỏa thuận chung, khả năng xảy ra những xung đột sẽ giảm đi đáng kể.
Tạo môi trường kinh doanh thành công: Kỹ năng đàm phán tốt đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thành công.
Hãy nhớ rằng, không phải cuộc đàm phán nào cũng sẽ đi đến thống nhất, nhưng có thể thương lượng. Khi đó, các bên sẽ đưa ra những đề xuất, yêu cầu, lập trường của mình và cố gắng thuyết phục đối phương chấp nhận.
Thương lượng giúp các bên tìm ra những giải pháp phù hợp và cùng có lợi cho tất cả, đồng thời tạo sự tin tưởng và hợp tác bền chặt. Doanh nghiệp phải có một lập trường rõ ràng, tìm hiểu, đánh giá thông tin kỹ lưỡng, lắng nghe và hiểu quan điểm của đối phương để từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng và không thể thiếu trong kỹ năng đàm phán. Giao tiếp hiệu quả giúp các bên hiểu rõ về những yêu cầu, kỳ vọng hoặc lập trường của đối phương, từ đó đưa ra những phản hồi phù hợp. Kỹ năng giao tiếp cũng giúp các bên đàm phán thể hiện được sự tôn trọng dành cho đối phương, tạo sự tin cậy và quan hệ gắn bó giữa các bên.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng truyền đạt thông tin, lắng nghe, hiểu và phản hồi đúng cách, cũng như thuyết phục và tạo ấn tượng tích cực trong mắt đối phương.
Kỹ năng lập kế hoạch giúp các bên chuẩn bị tốt hơn cho cuộc đàm phán, đồng thời đưa ra những đề xuất, lập trường chính xác, logic và có tính khả thi. Kỹ năng lập kế hoạch bao gồm việc phân tích thông tin, dữ liệu, đưa ra mục tiêu và quy trình đàm phán cụ thể.
Khi thực hiện đàm phán, việc có kế hoạch cụ thể sẽ giúp các bên tránh được những tình huống khó xử nếu không đạt được thỏa thuận mong muốn. Đồng thời, việc lập kế hoạch cũng giúp các bên đưa ra các đề xuất và yêu cầu một cách có hệ thống, từ đó tăng khả năng thuyết phục đối phương đồng ý với lập trường của mình.
Trong quá trình đàm phán, các bên liên quan thường đối mặt với những vấn đề khó giải quyết hoặc các mâu thuẫn giữa các lợi ích và mục tiêu khác nhau. Kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng để đạt được kết quả mong muốn của tất cả các bên trong cuộc đàm phán.
Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm khả năng phân tích và đánh giá các tình huống, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Điều này giúp các bên tìm ra các giải pháp tối ưu cho tất cả, tránh những tình huống khó xử và không đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp các bên xác định rủi ro và cơ hội có thể xảy ra trong quá trình đàm phán.
Khả năng thích ứng bao gồm khả năng thích nghi với những môi trường và tình huống mới cũng như đối phó với những thay đổi và khó khăn. Trong kỹ năng đàm phán, khả năng này có thể bao gồm việc đưa ra các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đàm phán, tùy thuộc vào đối tác và tình huống cụ thể.
Trong một cuộc đàm phán, nếu người đàm phán không thể thích ứng với các tình huống mới và không có khả năng đưa ra các giải pháp thích hợp, họ có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu, kỳ vọng của mình.
Trong một cuộc đàm phán, các bên liên quan có thể phải đối mặt với những tình huống căng thẳng, áp lực và thậm chí là mâu thuẫn. Việc kiểm soát cảm xúc trong những tình huống này là rất cần thiết để giúp các bên duy trì tinh thần thoải mái, tập trung hơn vào những mục tiêu chính.
Khi thực hiện các cuộc đàm phán, việc kiểm soát cảm xúc giúp người đàm phán tránh được những hành động bốc đồng, tránh việc phát ngôn hoặc hành động thiếu suy nghĩ, làm giảm khả năng đạt được kết quả tốt nhất. Việc kiểm soát cảm xúc cũng giúp người đàm phán đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với tình hình.
Bên cạnh việc nắm vững kỹ năng bán hàng điện thoại, cách chốt telesale hiệu quả bạn còn cần chú ý chọn địa điểm uy tín. Một trong những địa chỉ tin cậy phải kế tới là NMS CallCenter – đơn vị cung cấp dịch vụ bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp, hiệu quả nhất hiện nay.
NMS với dịch vụ bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp
Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với tỉ lệ thành công cao hơn so với việc tự tuyển dụng và đào tạo từ đầu cho đội ngũ telesales của riêng mình.
Đặt câu hỏi là cơ hội đầu tiên để biết về khách hàng và những điều xung quanh. Câu hỏi của bạn được xem như đôi mắt của bạn trên điện thoại. Đặt câu hỏi là kỹ năng rất cần thiết để khám phá nhu cầu và cơ hội với khách hàng. Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ ngay lập tức cho bạn quyền làm chủ cuộc gọi và mang lại hợp đồng. Kỹ năng đặt câu hỏi yếu sẽ phá hủy ngay cả cơ hội chào hàng tốt nhất
Để cuộc gọi của bạn mang lại hợp đồng thì bạn hãy lưu lại Chiến thuật đặt câu hỏi sau đây nhé!
Trong bất kỳ công việc nào, muốn thành công bạn cần phải có sự đam mê, có nhiệt huyết. Làm công việc mình yêu thích bạn sẽ cảm thấy như mình không phải làm nữa, tự tạo niềm vui trong công việc sẽ khiến bạn không cảm giác rằng ngày nào cũng phải làm một công việc nhàm chán nữa. Bạn có thể tự xây dựng chính sách thưởng cho bản thân khi hoàn thành công việc đó để có thêm động lực phấn đấu.
Nếu đã xác định kinh doanh bền vững, doanh nghiệp cần phải luôn hiểu rằng, thương trường không phải là chiến trường. Kỹ năng đàm phán xuất sắc là phải mang lại giá trị cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải đáp ứng được kỳ vọng của đối tác. Hãy nhớ rằng, đối tác có thể là mối quan hệ làm ăn lâu dài, mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, do đó đừng cố gắng làm mọi cách để mình chiến thắng trên sự thất bại của đối phương.
Quá trình đàm phán phải được lên kế hoạch kỹ lưỡng và tiến hành theo từng bước. Đòi hỏi mỗi bên cần làm rõ tư duy đàm phán trước vấn đề, nội dung đang thảo luận. Kể cả khi đối phương cố gắng đánh lạc hướng hoặc đặt nhiều câu hỏi không liên quan, thì chỉ cần trả lời những câu hỏi đó rồi quay trở lại trình tự để tiếp tục đàm phán. Điều này giúp tăng tính hiệu quả, chuyên nghiệp và thế chủ động của doanh nghiệp trong quá trình đàm phán.