Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy mức đóng và mức hưởng của người lao động là bao nhiêu?
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy mức đóng và mức hưởng của người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:
“1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.
2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.”
Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của đối tượng làm trong nhà nước là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và phụ cấp lương. Các khoản phụ cấp lương bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm 3 khoản chính là: Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước bài viết sau:
Nếu còn vướng mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Từ ngày 1/10/2021 đến ngày 30/9/2022, doanh nghiệp A được giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống còn 0% theo Nghị Quyết 116/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời doanh nghiệp này cũng chi trả vào lương cho người lao động đang hưởng lương hưu tương đương với mức đóng trong thời gian này là 20,5%.
Doanh nghiệp A hỏi, doanh nghiệp thực hiện như trên có đúng không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 quy định giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 như sau: Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia BHTN trước ngày 1/10/2021 được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Như vậy, Nghị quyết 116/NQ-CP chỉ quy định việc giảm đóng BHTN cho người sử dụng lao động tham gia BHTN cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN, còn người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị nơi đang sử dụng công chức hàng tháng phải đóng 3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo quy định tại Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị hàng tháng phải đóng 3% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, đơn vị đang sử dụng người lao động là công chức còn phải đóng 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH.
Như vậy, với những đơn vị sử dụng người lao động là công chức thì hàng tháng đơn vị phải đóng 20.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm cho các loại bảo hiểm bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người làm trong nhà nước là công chức hiện tại là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì người làm trong nhà nước là công chức phải đóng thêm 1.5 mức tiền lương vào quỹ bảo hiểm y tế.
Như vậy, người làm trong nhà nước là công chức hàng tháng phải đóng bảo hiểm là 9.5% mức tiền lương.
Căn cứ theo quy định tại điều 5, điều 14, điều 18, điều 22 văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì đơn vị sử dụng người lao động là viên chức cần phải đóng mức bảo hiểm sau đây:
– 14% trên quỹ tiền lương vào quỹ hưu trí, tử tuất.
– 3% trên quỹ tiền lương vào quỹ ốm đau, thai sản.
– 1% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. – 3% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm y tế.
– 0.5% trên quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, đơn vị đang sử dụng người lao động là viên chức hàng tháng phải đóng 21.5 trên quỹ tiền lương để tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH thì mức đóng bảo hiểm của viên chứcbao gồm:
– 8% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí, tử tuất.
– 1% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– 1.5% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm y tế.
Như vậy, hàng tháng Mức đóng bảo hiểm cho người làm trong nhà nước là viên chức là 10.5% trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.