Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà Chúa Xứ) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà Chúa Xứ) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế), thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Miếu Bà Chúa Xứ hiện tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang nhưng tượng bà Chúa Xứ trước đây nằm trên đỉnh núi. Sau này, người dân mới cung thỉnh bà xuống chân núi tiện việc nhang khói, chăm sóc tượng bà. Việc di chuyển tượng bà xuống núi cũng có những câu chuyện ly kỳ không thể lý giải được.
Trước đây, khi chưa được xây miếu thì người Việt mình lên núi vô tình nhìn thấy pho tượng bỏ quên từ lâu. Người dân ta không biết đó là vị thần, vị thánh hay tín ngưỡng nào hết chỉ là theo phong tục có thờ có thiêng nên đã đặt lư hương để nhang khói tín ngưỡng tâm linh. Nhưng điều đặc biệt là bà chúa Xứ lúc đó rất linh hiển, khiến cho người dân đặc biệt tin tưởng, sùng bái bà.
Với mong muốn được thờ cúng Bà được thuận tiện và trang nghiêm hơn, các bậc cao niên trong làng thời đó đã hội họp bàn bạc đưa tượng Bà xuống núi dựng miếu thờ Bà. Chín thanh niên trai tráng, lực lưỡng được giao nhiệm vụ khiêng tượng bà xuống núi. Nhưng kỳ lạ là dù làm thế nào thì tượng bà cũng không hề nhúc nhíc. Đúng lúc đó, có một cô gái được Bà nhập xác báo mộng phải cử chín cô gái đồng trinh, tắm gội sạch sẽ lên làm lễ rước Bà xuống. Điều kỳ tích xảy ra sau khi làm theo thì chín cô gái đã khiêng tượng Bà xuống một cách nhẹ nhàng.
Khi rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ bà bây giờ, bỗng nhiên tượng Bà nặng trĩu không thể đi tiếp được nữa. Các bậc trưởng lão mới khẳng định rằng, bà đã chọn nơi này nên đã đặt tượng bà xuống tựa lưng vào vách núi, nhìn ra ngoài cánh đồng, nơi dân làng sinh sống để lập miếu.
Theo truyền thuyết, tượng phật bà Chúa Xứ là một pho tượng cổ rất thiêng nằm trên đỉnh núi Sam từ rất lâu. Lịch sử về nguồn gốc pho tượng bà Chúa Xứ có nhiều giả thuyết chứa đựng nhiều điều bí ẩn còn lưu truyền đến ngày nay.
Giả thuyết 1: Vào năm 1941, nhà khảo cổ người Pháp đã đến miếu bà chúa Xứ Núi Sam khảo sát rất tỉ mỉ và kết luận tượng bà thuộc loại tượng thần Vishnu, nguồn gốc từ Ấn Độ. Tượng bà chúa làm bằng chất liệu đá Sa Thạch có giá trị nghệ thuật cao, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6.
Giả thuyết 2: Trong chương trình khảo cổ học nét xưa, cố nhà văn Sơn Nam lại đưa ra khẳng định, tượng Bà là pho tượng phật đàn ông của người Khơ Me bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Sau này, người Việt đưa tượng vào miếu điểm tô lại với nước sơn mới trở thành tượng phật đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền.
Ông Trần văn Dũng tác giả của công trình khoa học “Khai phá vùng đất Châu Đốc” cũng khẳng định, tượng bà Chúa Xứ thật ra là tượng nam ngồi ở tư thế vương giả, phần đầu của tượng hiện thờ tại miếu không phải là nguyên gốc được chế tác sau làm bằng chất liệu khác với phần thân tượng
Thời bấy giờ, người Việt sinh sống tại vùng đất này hay bị người Xiêm (Thái Lan) tràn sang cướp bóc, xâm chiếm. Khi đã phát hiện ra tượng Bà trên đỉnh núi và đặt lư hương cúng bái tâm linh, người dân thường chạy trốn lên núi vì đặt niềm tin vào bà chúa Xứ. Và quả thật, mỗi lần lên thắp hương cầu khấn xin bà bảo vệ thì đều được an toàn. Vì vậy, người dân ở đây ngày càng đặt niềm tin mãnh liệt vào bà chúa Xứ.
Có một giai thoại kể lại rằng, có khoảng mấy chục tên giặc Xiêm rượt đuổi người dân theo lên núi thấy pho tượng của bà to, đẹp, bọn chúng muốn mang tượng bà về nước. Khi họ dùng dây thừng và cây đòn xỏ qua pho tượng để khiêng về, dù là mấy chục binh lính tráng sĩ khiêng nhưng chỉ đi được vài bước thì pho tượng nặng trịch, không thể đi được nữa. Tên tướng cầm đầu tức giận quá lấy binh khí ra đập bể một cánh tay của bà. Và lập tức, bà trừng phạt tên này chết ngay tại chỗ, những tên còn lại hoảng loạn bỏ chạy. Từ đó quân Xiêm kính sợ, không dám sách nhiễu dân làng ở vùng đó nữa. Dân làng cũng từ đấy tôn kính gọi Bà là Bà Chúa Xứ. Bởi vậy mà ngày nay, chính điện của miếu Bà chúng ta sẽ thấy câu đối:
“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”
Có nghĩa là: Cầu bà tất được, ban thì tất linh, báo điềm trong mộng
Người Xiêm khiếp sợ, người Thanh kính nể, không thể tưởng tượng được.
Đầu thế kỷ 19, ông Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, người Quảng Nam thừa lệnh vua Gia Long đã vào trấn thủ vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế. Con kênh này dài 100km, rộng 50m nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương, đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.
Mặc dù 8 vạn nhân công được huy động, song khi bắt đầu vào cuộc thì liên tiếp gặp trục trặc, nhiều người chết vì tai nạn, bệnh tật, thú dữ tấn công. Trước khó khăn đó, bà Châu Thị Tế vợ ông Thoại đã nghe lời dân làng lên núi Sam khấn vái pho tượng thiêng. Quả nhiên sau khi hành lễ, việc xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ, làm đâu được đó. Từ đó, ông đặt niềm tin tuyệt đối vào bà chúa Xứ, quyết định trùng tu, xây dựng miếu bà chúa Xứ trang nghiêm và nguy nga, để nhân dân thờ cúng bà được chu đáo và thành tâm hơn.
Ngoài ra, còn rất nhiều câu chuyện kể về sự linh thiêng của bà Chúa Xứ trong việc ban phước lành cho nhân dân, trừng trị kẻ ác cũng được người dân Châu Đốc truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Các câu chuyện linh ứng không chỉ là truyền thuyết mà ngày nay, người dân đi chùa bà Chúa Xứ kêu cầu cũng được bà giúp đỡ. Điều đó đã chứng minh cho sức mạnh tâm linh của người dân nơi đây và du khách thập phương khi đến với chùa bà Chúa Xứ.
Tham khảo, đặt ngay những Tour du lịch Miền Tây hot nhất do Viet Fun Travel tổ chức.
Các câu chuyện xoay quanh pho tượng bà Chúa Xứ nổi tiếng khắp cả nước, thu hút cả triệu người đến chiêm bái mỗi năm. Quả thực, còn nhiều bí ẩn, ly kỳ sự tích về bà Chúa Xứ. Dù pho tượng là đàn ông hay đàn bà và nguồn gốc đến từ đâu đi chăng nữa thì trong tâm thức người dân miền tây Nam Bộ, bà Chúa xứ là điểm tựa tâm linh cho rất nhiều người. Những giai thoại về bà Chúa Xứ vẫn tiếp tục lưu truyền cho thế hệ mai sau về một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC - AN GIANG
NÚI CẤM - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - CHỢ TỊNH BIÊN
- 21h00 - Ngã Tư Thủ Đức, Trạm xe Buýt (Công An Quận 9) - (Không chỗ gửi xe)
- 21h30 - Trường ĐH Mỹ Thuật TPHCM (Gần Lăng Ông Bà Chiểu), 05 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh (Có chỗ gửi xe)
- 22h00 - Nhà Văn Hóa Thanh Niên, 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1 (Không chỗ gửi xe)
- 22h30 - Nhà Văn Hóa Quận 5, 105 Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5 (Có chỗ gửi xe)
=> XE GIƯỜNG NẰM KHỞI HÀNH TRỄ HƠN 2 TIẾNG
Xe và Hướng Dẫn Viên Công ty Kỷ Nguyên Tourist đón khách tại điểm hẹn. Bắt đầu chuyến hành hương, cầu gia đạo bình an, cầu may mắn. Quý khách ngủ đêm trên xe.
NGÀY 1: VIẾNG CHÙA BÀ - KHÁM PHÁ CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN (Ăn sáng, trưa)
Khoảng 04h00: Đến Châu Đốc. Quý khách bắt đầu hành trình tham quan danh thắng ở Châu Đốc
- Viếng Miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh tọa lạc ở chân núi Sam, một trong những ngôi miếu lớn và linh thiêng nhất ở Việt Nam.
- Tây An Cổ Tự được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
- Lăng Thoại Ngọc Hầu - Người có công khai mở đất An Giang.
06h00: Quý khách dùng bữa sáng tại nhà hàng thuộc thành phố Châu Đốc.
- Xe chở Quý khách dừng chân tham quan và mua sắm tại khu chợ cửa khẩu Tịnh Biên, nơi bày bán nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia và Thái Lan với giá cả phải chăng, là trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới Tây Nam giáp với Campuchia. Du khách có thể mua tất cả các mặt hàng, từ hàng tiêu dùng, gia dụng, quần áo, thổ cẩm, phụ kiện, trang sức, đồng hồ… đến những đặc sản của vùng đất Tây Nam Bộ và Campuchia như: mắm cá lóc, mắm cá linh, khô cá tra phồng, khô cá sửu, côn trùng, rắn rết, rượu ngâm…
08h00: Tiếp tục hành trình khám phá vùng đất Thất Sơn An Giang. Trên đường đi đoàn sẽ gặp những đồng lúa “cò bay thẳng cánh” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của An Giang, những cánh đồng Thốt Nốt mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ.
*** Quý khách có 2 lựa chọn tham quan như sau:
Lựa chọn 1: Tham quan Rừng Tràm Trà Sư (chi phí tự túc) , nơi đây vừa được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới với “Cầu Tình Yêu Trái Tim”, Bến Tàu Tổ Chim, Cây Cầu Tre Vạn Bước dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài trên 10km.Quý khách có thể tự do trải nghiệm di chuyển tham quan bằng “tắc ráng” xuyên rừng Tràm Trà Sư – nơi tái hiện đặc sắc hệ thống rừng ngập nước của ĐBSCL ngày xưa. Một trong những khu vực với hệ thống động thực vật đa dạng, nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật, có rất nhiều loài chim, thú, bò sát, cá…đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Hoặc Qúy Khách có thể di chuyển lên xuồng ba lá được chèo bởi những người con vùng đất Tây Nam Bộ theo những con rạch len lỏi vào bên trong Rừng Tràm để có những bức ảnh tuyệt đẹp giữa thiên nhiên.
Buổi trưa: Sau đó xe chở Quý khách dùng cơm trưa nhà hàng gần Núi Cấm.
Lựa chọn 2: Tham quan KDL Lâm Viên Núi Cấm (chi phí tự túc), Quý khách tự do tham quan chiêm bái tượng phật Di Lạc được xác lập Kỷ luật là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam" và “tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á”
- Đoàn khởi hành về TP.HCM, trên đường về xe sẽ ghé vào điểm mua sắm đặc sản địa phương cho đoàn mua sắm như: các loại thủ công mỹ nghệ, Nem Lai Vung, các loại mắm cá …
Dự kiến khoảng 19h00: (xe giường nằm giờ về sau 23h00) Về tới TP.HCM đưa khách về điểm hẹn ban đầu. Kết thúc chương trình tham quan du lịch. Kỷ Nguyên Tourist gửi lời cảm, Chia tay và hẹn gặp lại Quý khách!
Lưu ý: Áp dụng khách lẻ ghép đoàn. Trường hợp không đủ số lượng Kỷ Nguyên Tourist được phép dời sang đợt khởi hành tiếp theo. Chương trình có thể thay đổi, sắp xếp cho phù hợp, nhưng công ty vẫn đảm bảo cho đoàn đi đầy đủ điểm tham quan. Số thứ tự ghế/giường được ghi trên xe có thể thay đổi, nhưng vẫn đảm bảo đúng chỗ theo sơ đồ công ty đã sắp cho quý khách.
GỌI NGAY: 1900 63 64 75 - ĐỂ ĐƯỢC ĐẶT CHỔ TỐT NHẤT
Ngoài ra Chúng Tôi còn nhiều tour khác hấp dẫn
VP 1: 136/4C Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5, TP.HCM
VP 2: 67 Đường Đặng Thúc Liêng (đường số 10 cũ), Phường 4, Quận 8, TP.HCM
ĐT: 028. 38 848 870 - 38 847 675 Fax: 028. 38 520 279
Hotlines: 0913 848 870 - 0933 742 479 - 0919 847 675
Email: [email protected]; [email protected]
Website: www.kynguyentourist.com; www.dulichkynguyen.com
Du khách được tham quan miễn phí 7 ngày tại lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 - Ảnh: THU HỒNG
Ngày 26-5, ông Trương Hữu Tiền - giám đốc Ban quản lý khu du lịch quốc gia núi Sam, TP Châu Đốc - cho biết UBND tỉnh An Giang đã chấp thuận yêu cầu cho du khách được tham quan miễn phí trong 7 ngày diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024.
Thời gian bắt đầu áp dụng không thu phí tính từ 0h ngày 28-5 đến 0h ngày 3-6, tức từ ngày 21 đến 27-4 âm lịch.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22-5 đến 3-6 tại phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Kèm theo là chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm lễ hội được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2014 - 2024).
Năm 2024, sự kiện sẽ có 7 phần lễ đặc sắc như: Phục hiện rước tượng Bà, lễ hội đường phố, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần, lễ túc yết và xây chầu, lễ chánh tế, lễ hồi sắc và các sự kiện hội; sự kiện có sự tham gia của các nghệ sĩ trong nước biểu diễn phục vụ bà con và du khách.
Tối 28-5, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 sẽ khai mạc. Ban tổ chức sẽ trình diễn tiết mục ánh sáng từ 300 thiết bị bay không người lái (drone). Từ ngày 29-5 đến ngày 3-6 sẽ diễn ra phần chính lễ với các nghi lễ truyền thống, cùng các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu đến người dân, du khách trong và ngoài nước về hình ảnh vùng đất, con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của địa phương.
UBND TP Châu Đốc dự kiến lễ hội sẽ đón hàng triệu du khách đến tham quan. UBND tỉnh An Giang cũng đã chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là lực lượng an ninh và TP Châu Đốc thực hiện nhiều biện pháp, phương án để đảm bảo an toàn phục vụ du khách đến tham gia lễ hội.