Bà Đặng Đình Đoan Nghi (trái), Giám đốc Công ty Du lịch Nghi Anh cùng du khách thưởng thức ốc lác, cháo gà trộn gỏi hoa chuối tại điểm đến nhà ông Ba Phi.
Bà Đặng Đình Đoan Nghi (trái), Giám đốc Công ty Du lịch Nghi Anh cùng du khách thưởng thức ốc lác, cháo gà trộn gỏi hoa chuối tại điểm đến nhà ông Ba Phi.
Được bao bọc bởi dòng sông Cổ Chiên “ngậm” đầy phù sa, nên Cồn Hô có hệ sinh thái cực kỳ phong phú với rất nhiều loại cây ăn trái. Bên cạnh đó, cuộc sống người dân ở đây chưa bị thương mại hóa nên vẫn giữ nét mộc mạc, đậm hồn quê Nam Bộ thời xưa.
Khu du lịch sinh thái Cồn Hô, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống yên bình, gặp gỡ những người dân miền tây thân thiện, hiền lành, mến khách. Bên cạnh đó, còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, được người dân Cồn Hô trực tiếp sản xuất. Và tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị.
Trên Cồn Hô có khoảng 12 hộ dân. Ngoài công việc chính là làm nông thì các hộ nơi đây còn đăng ký cung cấp một loại hình dịch vụ phục vụ du khách đến tham quan. Đến Cồn Hô, bạn có thể đi dọc Cồn và vào tự do vào tham quan một hộ gia đình nào bạn thích.
Dưới đây là một số hộ gia đình ở Cồn Hô cung cấp các loại hình dịch vụ khá thú vị, được nhiều khách du lịch đánh giá cao. Bạn có thể tham khảo để chuyến tham quan khu du lịch sinh thái Cồn Hô của mình trở nên thú vị hơn nhé:
Nhà chú Hai Nguyên: Đây là địa điểm tham quan đầu tiên bạn nên ghé khi đến Cồn Hô. Đến nhà chú Hai Nguyên, bạn sẽ được chú giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và các thông tin khái quát về Cồn Hô để có thể hiểu thêm nơi đây.
Đồng thời, bạn có thể thưởng thức thêm mứt dừa, đậu phộng luộc và trà hoa đậu biếc. Nguyên liệu được trồng trên Cồn Hô và được trực tiếp gia đình chú Hai Nguyên chế biến nên hương vị của chúng đều rất thơm ngon.
Vườn thảo dược Hai Trải: Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngâm chân với nước được nấu từ các loại lá thảo dược trong vườn nhà. Đây là địa điểm cực kỳ phù hợp để bạn ghé đến sau một ngày dạo chơi Cồn Hô. Bạn sẽ được một khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời sau một ngày rong chơi.
Nhà vườn Vũ Minh: Đến Nhà vườn Vũ Minh, bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi truyền thống của người dân Nam Bộ như đá gà, câu cá hay chèo xuồng ba lá. Tham gia các hoạt động này trong không gian Cồn Hô sẽ đem đến cho bạn những giây phút vui chơi đáng nhớ.
Nhà vườn Tư Khen: Nhà vườn nổi tiếng với món chè bưởi nước cốt dừa béo ngậy và vô cùng thơm ngon.
Nhà Tư Lập: Nhà Tư Lập sản xuất rất nhiều loại rượu đặc biệt như: rượu khổ qua, rượu đủng đỉnh, rượu chuối hột, rượu trái nhàu… Đến đây, bạn sẽ được theo dõi quy trình nấu các loại rượu đặc trưng này của người dân Cồn Hô.
Ẩm thực Ba Phi: Nơi đây chế biến rất nhiều món ăn ngon, đặc sản của người miền Tây. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức món vịt nấu chao, gỏi ngũ sắc, lẩu Ba Phi. Các nguyên liệu được trồng tự nhiên trong vườn, trên Cồn Hô. Và được trực tiếp bác Ba gái chế biến. Nên các món ăn ở đây cực kỳ thơm ngon.
Khu du lịch sinh thái Cồn Hô là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và cực kỳ hấp dẫn của xứ Trà Vinh. Nếu có dịp du lịch Trà Vinh, bạn nên đến Cồn Hô để có thể tham quan vùng quê yên bình, đậm chất Nam Bộ này nhé!
Hoàng Anh (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Nằm trên địa bàn xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50 km về hướng Tây Bắc, khu du lịch sinh thái Hầm Hô nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và những trải nghiệm độc đáo, thu hút du khách thập phương.
Dòng sông Phú Phong khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn chảy xuyên qua đồi núi phủ xanh hệ sinh thái rừng xanh mướt tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
Thắng cảnh Hầm Hô hội tụ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên, bao gồm: Núi, rừng với muôn loài chim bay lượn, dưới sông có làn nước trong xanh với nhiều loài cá nước ngọt sinh sống.
Quần thể Khu du lịch Hầm Hô trải dọc theo quãng sông dài 3km, rộng 30m với nhiều phiến đá ngầm, đá nổi với muôn hình kỳ thú. Hầm Hô là nơi giao nhau giữa hai dòng sông Đồng Hưu và sông Cát cùng đổ về Phú Phong (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) mở ra không gian thiên nhiên lãng mạn, hữu tình.
Đến với Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, du khách dễ dàng cảm nhận được không gian bình yên, mát lành do thiên nhiên ban tặng. Xua tan ưu phiền cuộc sống, du khách trải lòng lắng nghe tiếng chim hát líu lo gọi đàn, thanh âm của dòng suối rì rào, gió thổi du dương như dàn hợp xướng tình ca nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Trải nghiệm đi thuyền trên sông, du khách dễ dàng nhận ra hàng loạt cụm đá phẳng lì trông hệt bức tranh của nghệ thuật xếp đặt của tạo hóa. Đây là nét độc đáo khác lạ, tạo nên điểm khác biệt ở Khu du lịch sinh thái Hầm Hô. Không chỉ chiêm ngưỡng đập Hầm Hô, du khách còn có cơ hội khám phá thác Cá Bay và nhiều địa danh: Đá Đôi, Đá Dựng, Đá bóp vú, Đá Trải, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm…
Hầm Hô có hệ sinh thái đa dạng sinh học với nhiều loại cây gỗ quý, chim quý, nhiều thú tự nhiên, có dòng nước trong xanh quanh năm không bao giờ cạn. Theo các nhà khoa học nhận định, hiếm có dòng sông nào ở Việt Nam mà suốt chiều dài hơn 10 km lại có nhiều đá phủ đầy mặt nước, với tầng tầng lớp lớp hòn đá lớn nhỏ khác nhau, hình thù độc bản do nước bào mòn, nhào nắn hàng ngàn năm mà thành.
Mặt nước ở đây kết hợp cả bốn trong một mà hiếm điểm du lịch nào có được, cụ thể: Quần thể khu du lịch này vừa có thác cao đổ xuống, vừa có dòng sông, vừa có suối, vừa có hồ,tạo nên kiệt tác thiên nhiên hội tụ hấp dẫn du khách.
Du khách đến tham quan Khu du lịch sinh thái Hầm Hô có thể trải nghiệm đi thuyền xuyên rừng trên sông Côn mà ngỡ sông nước miệt vườn miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra, du khách còn có thể bắn cung, câu cá thư giãn hay tham gia các trò chơi: khám phá các thiên đường đá, trải nghiệm hệ sinh thái rừng, đạp xe trên nước, bơi thuyền thể thao, tắm suối, câu cá, chèo sup, kayak, đạp vịt, teambuilding, lửa trại, lưu trú (khách sạn, lều cắm trại), đạp xe đạp đơn - đôi, chương trình gala đêm đại ngàn, làm bánh, có nhà hàng phục vụ ăn uống Hoa Lộc Vừng.
Trải nghiệm các dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nơi đây, du khách sẽ thấy mình như trở về với thiên nhiên, hòa mình vào nơi giao thoa năng lượng giữa đất và trời.
Hầm Hô không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc. Nơi đây từng là một trong những căn cứ quan trọng của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc chiến chống triều đình nhà Nguyễn.
Hầm Hô là nơi nghĩa quân Tây Sơn đã dấy nghĩa, luyện tập binh sĩ, rèn luyện ý chí và tích lũy kinh nghiệm chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa vào sáng ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789). Chiến thắng oai hùng trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đều bắt nguồn từ quá trình rèn luyện gian khổ tại Hầm Hô.
Theo tài liệu lịch sử, vào cuối thế kỷ thứ XVIII, kỹ thuật chặn sông, xây đập tích nước vào đồng ruộng đã phát triển mạnh mẽ ở Bình Định. Tỉnh Bình Định sở hữu ba con sông chính là sông Lại Giang, sông La Tinh và sông Côn cùng nhiều chi lưu. Bên cạnh hệ thống bờ xe nước, người xưa còn sử dụng hệ thống đập bổi tại hầu hết các tuyến sông này để đưa nước về đồng ruộng.
Tại Hầm Hô, hai anh em ông Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng đã có công lớn trong việc xây dựng đập Hầm Hô. Ngay tại cổng vào khu du lịch, du khách có thể tìm thấy đền thờ hai vị tiền hiền Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng. Hàng năm, vào ngày 20 tháng Giêng, người dân địa phương tổ chức lễ cúng trang nghiêm để tưởng nhớ công lao của hai vị tiền hiền và đây cũng là ngày hội truyền thống của Hầm Hô.
Hơn 200 năm trước, danh tướng Võ Văn Dũng chọn nơi đây làm nơi rèn quân, tập võ để nghĩa quân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Ông là một trong những vị tướng tài ba, được ca ngợi đứng đầu Tây Sơn thất hổ tướng của nghĩa quân Tây Sơn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng chọn Hầm Hô mở nơi huấn luyện voi để hợp lực với thủ lĩnh Tây Sơn khởi nghĩa và làm nên chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa.
Trong khi đó, anh hùng Mai Xuân Thưởng là “thủ lĩnh tối cao của phong trào Cần Vương phía Nam Trung Kỳ từ Quảng Nam đến Bình Thuận”; là Nguyên soái quân Cần Vương tại Bình Định từ giữa năm 1885 đến giữa năm 1887. Tận dụng địa hình, địa mạo sông nước và núi rừng hiểm trở ở Hầm Hô, nghĩa quân do ông chỉ huy đã khiến giặc Pháp lâm cảnh tổn thất và khốn đốn khiếp sợ khi nhắc đến địa danh này.
Năm 1995, Hầm Hô được UBND tỉnh Bình Định công nhận là thắng cảnh du lịch của địa phương bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú và là nơi thiêng liêng về văn hóa lịch sử. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm, vào chiều mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, người dân Bình Định và du khách cả nước lại náo nức du xuân, dự lễ hội Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung để tưởng nhớ công tích lẫy lừng của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Du khách khi đến thăm bảo tàng Quang Trung không thể không tham quan khu du lịch sinh thái Hầm Hô. Bởi lẽ nơi đây có nhiều mối quan hệ mật thiết với nghĩa quân Tây Sơn, ghi nhận biết bao dấu ấn lịch sử của dân tộc. Qua gần 1/4 thiên niên kỷ, Hầm Hô vẫn còn các di tích lịch sử như: Hang Bảy Cử, dinh tiền hiền mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến Tây Sơn - Bình Định.
Du khách có thể đến khu du lịch Hầm Hô là từ tháng 12 năm trước đến tháng 9 năm sau, mỗi mùa mang vẻ đẹp riêng.
Lý tưởng nhất là vào tháng 1 đến tháng 7, ánh nắng vàng rơi chiếu thẳng từng hòn đá hoa cương tạo khúc xạ lấp lánh tự nhiên bên dòng sông xanh biếc, hòa quyện cùng màu xanh của cây rừng in bóng xuống dòng nước lấp lánh. Nổi bật là đầu tháng 7, cánh đồng lúa chín vàng, du khách có thể đạp xe đón bình minh ở làng quê Tây Phú thanh bình bên Hầm Hô.
Vào ngày mới, du khách còn có thể đi bộ hít thở không khí trong lành giữa cánh đồng vàng ươm mênh mông lúa chín. Tại đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng biểu tượng “núi đôi” tuyệt đẹp sát bên khu du lịch Hầm Hô.
Khu du lịch Hầm Hô là vùng đất được sở hữu nhiều di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, có nhiều tiềm năng vô giá để khai thác các loại hình du lịch chất lượng cao như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh…
Khai thác giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một cách hiệu quả để phát triển du lịch xanh, bền vững ở Hầm Hô.
Du khách đến với Khu du lịch Hầm Hô sẽ được cung cấp các dịch vụ ẩm thực từ thiên nhiên như : Cá mương chiêng, cá niên nướng…
Các món đặc sản được chế biến theo bí quyết riêng khá độc đáo, như: Cà tím xào lá lốt, gỏi bắp bò hoa chuối, canh bí đỏ nước cốt dừa, nộm măng rừng rau chua lẻ, cá bống sông Côn kho tộ, gié bò. Đặc sản riêng có của Tây Sơn là chim mía nướng sả ớt, thưởng thức cùng rượu đậu xanh Tây Sơn, rượu Bàu Đá nổi tiếng xứ nẫu...
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên ở Hầm Hô không chỉ tạo ra thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy nhận thức về bảo tồn hệ sinh thái rừng.
Chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là những yếu tố đặc biệt quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch Hầm Hô. Thông qua việc khai thác hợp lý và bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, Hầm Hô hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.